Chi hàng chục ngàn tỉ đồng để xây đường, mở lối kết nối Tp.Hồ Chí Minh với L.An
Ít có thời điểm nào phía Tây Tp.Hồ Chí Minh nói chung, L.An nói riêng lại được nhắc đến nhiều như hiện nay. Các thông tin tích cực về đầu tư hạ tầng giao thông liên tục xuất hiện đã giúp khoảng cách “đôi bờ” giữa Tp.Hồ Chí Minh – L.An và các khu vực khác xích lại gần nhau hơn.
Mới đây, Tp.Hồ Chí Minh dự chi 17.200 tỉ đồng xây mới 2 tuyến đường kết nối với L.An. Đầu tiên là kéo dài đường Võ Văn Kiệt (Tp.Hồ Chí Minh) đến Đức Hoà (L.An) với tổng vốn đầu tư khoảng 8.400 tỉ đồng. Trên tuyến này cũng đầu tư nút giao liên thông hoàn chỉnh với đường Vành đai 3 Tp.Hồ Chí Minh. Sở GTVT Tp.Hồ Chí Minh sẽ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư giai đoạn 2024 – 2030.
Tuyến thứ hai là mở đường mới phía Tây Bắc, dài khoảng 8 km, rộng 40m với tổng mức đầu tư khoảng 8.800 tỉ đồng theo hình thức PPP.
Hai tuyến đường này khi hình thành sẽ giúp việc di chuyển từ khu Tây vào trung tâm Tp.Hồ Chí Minh thông qua đường Võ Văn Kiệt thuận lợi, đồng thời giúp giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra trên địa bàn huyện Bình Chánh, Hóc Môn (Tp.Hồ Chí Minh) và huyện Đức Hòa (L.An), hình thành nên trục xuyên tâm kết nối từ Vành đai 2 đến Vành đai 4 và trục động lực Đức Hòa.
Từ đó góp phần thúc đẩy vận chuyển hàng hóa thuận lợi từ các khu công nghiệp trên địa bàn đến các cảng quan trọng tại Tp.Hồ Chí Minh và L.An.
Cũng tại khu vực phía Tây Bắc, để tăng kết nối với L.An, Sở GTVT Tp.Hồ Chí Minh còn đề xuất dự án mở rộng đường Nguyễn Văn Bứa lên 32-40m (đoạn từ Ngã Ba Giồng đến cầu Tỉnh lộ 9) và XD cầu Lớn, mỗi cầu dài 58m, rộng 17,5m. Ngoài ra, mở rộng cầu Tỉnh lộ 9 hiện hữu. Tổng mức đầu tư dự án hơn 2.421 tỉ đồng bằng vốn ngân sách Tp.Hồ Chí Minh, triển khai giai đoạn 2024 – 2028.
Mới đây nhất, về phía L.An, tỉnh này cho biết trong năm 2024 được phân bổ 2.886 tỉ đồng để đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn. Đặc biệt,tập trung vào các dự án trọng điểm có tính chất kết nối liên kết vùng như vành đai 3 Tp.Hồ Chí Minh, vành đai 4, đường tỉnh 823D, đường tỉnh 830E, Quốc lộ 50B, quốc lộ N1..
Trong đó, đường tỉnh 823D có điểm đầu Km 0+000 tại huyện Đức Hòa và Tp.Hồ Chí Minh, điểm cuối Km 14+274, nút giao vòng xoay Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa đang được tỉnh L.An đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành trong năm 2024.
Ngoài những nỗ lực kết nối hạ tầng để “đi dễ về gần” với Tp.Hồ Chí Minh và các khu vực khác thì động thái L.An liên tục kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp đã và đang tạo lực đẩy cho bộ mặt kinh tế- XH của khu vực, trong đó có BĐS.
Cụ thể, L.An quy hoạch và thực hiện thu hút đầu tư đối với danh mục gồm 27 dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn. Theo định hướng phát triển đến năm 2030 L.An sẽ tăng số lượng KCN từ 20 lên 51 KCN với tổng diện tích 12.490hecta. Đồng thời, bổ sung khoảng 37 KCN với tổng diện tích gần 20.000hecta và quy hoạch mới 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 1.800hecta.
Với số lượng này, L.An trở thành địa phương đứng thứ 2 (sau BD) cả nước về diện tích các khu công nghiệp, tạo điều kiện và cơ hội lớn để thu hút đầu tư.
BĐS kì vọng “đổi chiều” từ cuối năm nay
Thị trường BĐS L.An từng im ắng do những biến động chung, đến nay nhờ lực đẩy hạ tầng, dự án lớn đổ bộ và chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh đã thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư trở lại. Các tín hiệu về giao dịch BĐS đầu năm 2024 có dấu hiệu “đảo chiều” so với cùng kì năm ngoái. Điều này được kỳ vọng sẽ tiếp tục diễn ra trong các tháng cuối năm 2024 trở đi do L.An đang có nhiều lợi thế cùng lúc.
Báo cáo thị trường BĐS L.An tháng 6/2024 cho thấy, xét về thị trường nhà đất L.An, Bến Lức, Đức Hòa và Cần Giuộc đang là 3 địa phương có nhu cầu tìm thuê BĐS tăng mạnh nhất tháng qua, mức tăng lần lượt ghi nhận là 10%, 15% và 21% so với tháng trước.
Theo các môi giới khu vực, nếu cùng kì năm ngoái BĐS L.An chậm nhịp thì đầu năm nay tình hình giao dịch khá hơn. Giá nhà đất L.An vẫn giữ nhịp ổn định, giá mềm, phần đông nhà đầu tư mua đầu tư dài hạn, ít lướt sóng. Biên độ tăng giá dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu mua và thay đổi hạ tầng, kinh tế địa phương.
Giá căn hộ dao động từ 20-24 tr. ₫/m². Đất nền từ 16 -55 tr. ₫/m². Nhà liền thổ L.An từ 4,5 – 8 tỷ. ₫/căn. B.thự có giá trung bình từ 8-15 tỷ. ₫/căn, b.thự hạng sang, view sông dao động từ 18 – 40 tỷ. ₫/căn…
Về nguồn cung, dù quỹ đất tại L.An dồi dào song dự án được định hướng phát triển thành KDC/khu đô thị quy mô bài bản lại khá ít. Những năm gần đây, L.An trở thành sân chơi của những doanh nghiệp định hướng phát triển đường dài. Một số dự án mới xuất hiện đang tạo điểm nhấn cho thị trường BĐS nơi đây.
Chẳng hạn, mới đây tại Đức Hoà (L.An), dự án An Huy Mỹ Việt của Cty CP địa ốc An Huy đang rục rịch ra thị trường gây chú ý. Dự án có quy mô 60hecta, gồm 2.500 SP đất nền, b.thự, nhà liền kề, shophouse. Nhờ có vị trí “sát cạnh” các tuyến giao thông trọng điểm như Quốc lộ 22, Quốc lộ N2, Đường Vành Đai 3, Đường Vành Đai 4, Tỉnh lộ 10, Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 823, Tỉnh lộ 824…, nên từ dự án kết nối dễ dàng với trung tâm Tp.Hồ Chí Minh. Chưa kể, KDC nằm trong vành đai quy hoạch 7.000hecta đất khu công nghiệp, được quy hoạch bài bản, nhiều mảng xanh và đủ đầy trải nghiệm sống góp phần tạo nên sức hút cho BĐS khu Tây Tp.Hồ Chí Minh. Ở đó, cư dân được tận hưởng cuộc sống trong không gian xanh mát với nhiều cơ hội việc làm, KD và đầu tư lâu dài.
Quả thực, gần thập kỉ trôi qua L.An đã âm thầm chứng minh bằng các khu đô thị/KDC hiện hữu và sáng đèn. Tại Đức Hoà, Cần Giuộc hay Bến Lức các dự án hàng trăm héc-ta đã đi vào hoạt động. Một số khu đô thị tỉ lệ lấp đầy cư dân khá cao và mức độ tăng giá trị được ghi nhận suốt nhiều năm qua. Các dự án này làm thay đổi diện mạo của thị trường L.An, mà phía sau đó là sự nỗ lực gầy dựng giá trị không ngừng nghỉ của doanh nghiệp địa ốc.
Mới đây, bảng giá đất dự kiến áp dụng tại Tp.Hồ Chí Minh tăng cao gấp nhiều lần cũng thúc đẩy tâm lý người mua tiến về các khu vực vệ tinh có tiềm năng phát triển. L.An là một sự lựa chọn do có nhiều tiềm năng vượt trội. Với những “điểm cộng” hiện hữu, BĐS L.An được kì vọng sẽ tăng nhịp vào giai đoạn từ cuối năm nay trở đi. Ở đó, sức hút vẫn đến từ những SP đã hoàn thiện pháp lý, hạ tầng chỉn chu.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, GĐ nhà ở CBRE VN cho rằng, các các dự án khu đô thị liền kề sông, gần các khu công nghiệp thuộc khu ven Tp.Hồ Chí Minh từng tạo ra xu hướng trên thị trường địa ốc. Trong đó, nhà liền thổ được nhà đầu tư cá nhân ưa chuộng. Họ là đối tượng đi trước đón đầu và “khơi mào” cho sức cầu thị trường.
“Kết nối giao thông thuận tiện đã kéo khoảng cách giữa Tp.Hồ Chí Minh và vùng lân cận lại gần nhau. Từ đó, xu hướng chọn căn nhà thứ hai là nhà phố, b.thự trong các khu đô thị quy mô lớn từng trở thành “khẩu vị” mới của người SG”, ông Kiệt nói.
Vị này cũng nhấn mạnh, nguồn cung bất động khu Tây trước đến nay rất thấp nhưng ngược lại, nơi này lại có mức độ quan tâm của người mua ở thực cao hơn hẳn so với các khu vực khác. Khi nhu cầu ở thực cao, lợi tức dòng tiền của nhà đầu tư ghi nhận tăng trưởng ổn định sau đó.
Dẫu vậy, thị trường này vẫn sẽ diễn ra quá trình thanh lọc. Nhà đầu tư cẩn trọng với các dự án chưa đủ pháp lý, đồng thời hạn chế tình trạng lạm dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư.
www.LuxRealty.vn